Ngành Kinh Doanh Thương Mại có dễ xin việc không?

Đăng ngày 19/12/2023 lúc: 19:271616 lượt xem

Trong các chuyên ngành thuộc khối kinh tế thì Kinh Doanh Thương Mại là một trong số những ngành học được rất nhiều bạn tìm hiểu và đăng ký học. Tuy nhiên nếu bạn cứ đăng ký trong khi không hề hiểu rõ về ngành học này thì thực sự không nên. Đặc biệt một trong những vấn đề chúng ta phải quan tâm đó chính là ngành Kinh Doanh Thương Mại có dễ xin việc không, cơ hội việc làm và thăng tiến ra sao. Hãy cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé

Ngành Kinh Doanh Thương Mại có dễ xin việc không?
Ngành Kinh Doanh Thương Mại có dễ xin việc không?

Tại Sao Bạn Nên Học Ngành Kinh Doanh Thương Mại?

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới và những công việc liên quan tới chuyên ngành kinh doanh thương mại xuất hiện sẽ ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế, trong ngành thương mại, nguồn nhân lực được đặc biệt tập trung và nhu cầu xây dựng đội ngũ này thường xuyên là nỗi lo của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới thì sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại càng dễ xin việc hơn

Để nói tới ngành kinh doanh thương mại sẽ khá là rộng, phần nào đó chung chung và những sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm việc làm trong rất nhiều công ty, bao gồm các tập đoàn, công ty sản xuất, công ty xuất nhập khẩu và các công ty ở nước ngoài, ngành công nghiệp có quan hệ quốc tế…

Đối với những bạn tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có thể dễ dàng chinh phục các vị trí công ty khác nhau với mức lương hấp dẫn chỉ bằng cách trau dồi kiến thức và năng lực tốt.

Tốt nghiệp ngành Kinh Doanh Thương Mại có thể làm gì?

Hiện nay có hội việc làm của sinh viên ngành kinh doanh thương mại là rất nhiều hay nói cách khác ngành kinh doanh thương mại rất dễ xin việc làm. Sinh viên ngành kinh doanh thương mại có khả năng nhanh chóng thu thập và đánh giá dữ liệu thị trường, cũng như cách quản lý và điều hành một công ty. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể ứng tuyển những vị trí như:

  1. Quản lý doanh nghiệp: Trở thành nhà quản lý hoặc lãnh đạo trong các công ty và doanh nghiệp, đảm nhận vai trò quản lý các hoạt động kinh doanh.
  2. Kinh doanh tự do: Khởi nghiệp hoặc quản lý doanh nghiệp riêng của bạn trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
  3. Marketing và quảng cáo: Điều hành chiến lược marketing, quảng cáo, và xây dựng thương hiệu cho các công ty.
  4. Quản lý chuỗi cung ứng: Điều hành quá trình cung ứng hàng hóa từ nguồn cung đến người tiêu dùng.
  5. Tư vấn kinh doanh: Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp về chiến lược, tài chính, hoặc quản lý.
  6. Kế toán và tài chính: Theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực kế toán, tài chính để quản lý và phân tích dữ liệu tài chính.
  7. Quản lý nguồn nhân lực: Quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức.
  8. Kinh doanh quốc tế: Tham gia vào hoạt động kinh doanh toàn cầu, làm việc với các công ty và thị trường quốc tế.

Tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân, bạn có thể lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp phù hợp sau khi học kinh doanh thương mại. Đôi khi, còn cả sự kết hợp giữa các lĩnh vực này để tạo ra sự đa dạng và phong phú trong sự nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *